Kiến thức kỹ năng
Ngành Dược gồm những ngành nào?
Đối với những bạn tân sinh viên ngành Dược việc đầu tiên họ phải làm chính là lập mục tiêu và kế hoạch học tập cho mình; nhưng hầu như các bạn đều chưa thể hình dung được bản thân sẽ được học gì và làm được gì. Chính vì lẽ đó; bài viết này sẽ chia sẻ cho các bạn “ngành Dược gồm những ngành nào?” để từ đó có cho mình được định hướng học tập suốt thời đại học sáng suốt nhất.
Hiện nay; các kiến thức ngành Dược bao gồm: cơ bản và chuyên ngành nhưng nhìn chung ta có thể xếp vào những chuyên ngành ngành Dược chính dưới đây:
Chuyên ngành Dược lâm sàng
Chuyên ngành này đòi hỏi sinh viên phải có nền tảng về sinh – hóa học; bởi hai khối kiến thức quan trọng của chuyên ngành này là Hóa Dược học và Dược lý học.
- Hóa Dược học: tìm hiểu về tính chất vật lý, cấu trúc hóa học, dược học của các phân tử thuốc; từ đó phân vào nhóm thuốc điều trị thích hợp.
- Dược lý học: trang bị cho sinh viên những kiến thức cơ sở về tính chất của dược động và dược lực của phân tử thuốc; từ đó có thể sử dụng trị liệu lâm sàng phù hợp với mục đích.
Sinh viên theo học chuyên ngành Dược lâm sàng ra trường có thể làm việc tại khoa dược của bệnh viện: đảm bảo về số lượng và chất lượng của thuốc, tư vấn cho bác sĩ khi kê đơn thuốc và hướng dẫn cách sử dụng thuốc cho bệnh nhân.
Sản xuất và phát triển thuốc
Hóa Dược học và Bào Chế học là hai khối kiến thức quan trọng của chuyên ngành này. Hóa Dược: tìm hiểu về tính chất vật lý và hóa học, dược học của thuốc; thiết kế phân tử thuốc đúng cách dựa trên mối quan hệ cấu trúc và hoạt tính; nguyên lý kỹ thuật bào chế các dạng thuốc để sản xuất những loại thuốc mới có giá trị sử dụng.
Sinh viên học chuyên ngành sản xuất và phát triển thuốc ra trường có thể làm việc tại các cơ sở sản xuất kinh doanh thuốc trong nước, công việc cụ thể là: nghiên cứu, bào chế thuốc. Đặc biệt; từ khi vốn ngoại chảy mạnh vào ngành Dược Việt Nam, sinh viên ngành sản xuất và phát triển thuốc có thể làm việc trong các tập đoàn Dược đa quốc gia với quy mô lớn.
Chuyên ngành Dược liệu và Dược cổ truyền
Đây là một chuyên ngành quan trọng trong các chuyên ngành Dược. Khối kiến thức cơ bản của chuyên ngành này bao gồm Dược liệu và hóa học. Hai môn học này sẽ được dạy kết hợp, đan xen vào nhau; cung cấp cho sinh viên những tính chất vật lý và hóa học của các hợp chất thiên nhiên có tính sinh học, định lượng, định tính chung trong dược liệu; cách phân loại, sử dụng và bảo vệ nguồn tài nguyên (cây thuốc, động vật có thể sử dụng làm thuốc) quý giá.
Chuyên ngành Dược – Kiểm tra chất lượng thuốc
Đây là chuyên ngành cần thiết vì đảm bảo chất lượng dược phẩm trước khi chuyển đến cho bệnh nhân. Chuyên ngành này sẽ trang bị cho sinh viên các kiến thức, kỹ năng để đánh giá, kiểm nghiệm chất lượng của nguyên liệu, thành phẩm, quy trình sản xuất,… đảm bảo đúng các tiêu chí, phù hợp với luật định. Đồng thời, cung cấp co bạn những nguyên tắc trong quy trình sản xuất thuốc tại xí nghiệp; kỹ năng đánh giá từng khâu của dây chuyền.
Đây là chuyên ngành thiên về kinh tế, pháp luật nhiều hơn; tất nhiên vẫn đảm bảo những kiến thức cơ bản về ngành Dược học.
Các giảng viên sẽ dạy cho bạn các kỹ năng cần thiết để đánh giá và đưa ra các giải pháp cải thiện năng suất và chất lượng của việc cung ứng thuốc; giúp bạn nắm vững các kiến thức về kinh tế vận dụng vào ngành Dược; thuộc lòng chính sách pháp luật đối với hoạt động chăm sóc sức khỏe cộng đồng giúp sinh viên ra trường có thể làm việc tại các cơ sở kinh doanh thuốc, mở nhà thuốc,… đúng pháp luật.
Từ một vài chia sẻ trên về các chuyên ngành Dược phổ biến tin chắc rằng các bạn đã có thể phần nào tìm được hướng đi phù hợp với năng lực và sở thích của chính mình rồi nhỉ. Khi đã có định hướng cụ thể; hãy theo đuổi đam mê đến cùng nhé!
Pingback: Ngành Dược ở Việt Nam hiện nay | Ngành dược
Pingback: Xét tuyển Ngành Dược Đại học Duy Tân | Ngành dược