Đào tạo ngành Dược mấy năm?

Cùng với các ngành học Y Đa khoa, Nha khoa hay Điều dưỡng; ngành Dược sĩ Đại học hiện cũng đang nhận được rất nhiều sự quan tâm của các bạn trẻ. Song song với việc lựa chọn trường đại học uy tín để theo đuổi ước mơ; nhiều thí sinh và phụ huynh vẫn còn băn khoăn không biết “Đào tạo ngành Dược mấy năm?”; liệu thời gian đào tạo có giống với những ngành khác trong nhóm ngành khoa học sức khỏe hay không? Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho những ai quan tâm các thông tin cơ bản nhất về ngành học này.

Đào tạo ngành Dược mấy năm?
Đào tạo ngành Dược mấy năm?

Đào tạo ngành Dược mấy năm thì ra trường?

Đầu tiên; bạn cần trả lời được câu hỏi: “Khái niệm về ngành Dược là gì?”. Dược học là môn khoa học nghiên cứu về thuốc trên 2 lĩnh vực chính gồm quá trình nghiên cứu mối liên quan giữa thuốc và cơ thể; cách vận dụng thuốc trong điều trị bệnh. Dược học được phân thành nhiều lĩnh vực như nghiên cứu, sản xuất, lưu thông phân phối; đảm bảo chất lượng, quản lý dược, hướng dẫn sử dụng thuốc cho mọi người. Đây là ngành học dựa trên nhiều ngành khoa học khác nhau; nhưng chủ yếu và cơ bản nhất là hóa học và sinh học.

Lĩnh vực Y tế – sức khỏe có thời gian đào tạo dài và lâu nhất trong tất cả các khối ngành,  lĩnh vực hiện nay; ngành Dược của các trường đại học khác nhau có thể có thời gian đào tạo giống nhau. Hầu hết; thời gian đào tạo ngành Dược ở các trường đại học như Đại học Kỹ thuật Y Dược; Khoa Y Đại học Đà Nẵng; Đại học Duy Tân;… đều có thời gian đào tạo là 5 năm.

Đơn cử với Đại học Duy Tân; trong suốt quá trình theo học sinh viên sẽ được học tập và thực hành ở các lĩnh vực:

– Sản xuất và phát triển thuốc (các phương pháp sản xuất nguyên liệu làm thuốc; xây dựng công thức, bào chế, sản xuất các dạng thuốc thông thường)

– Dược lâm sàng (Tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc)

– Quản lý và kinh tế dược (Quản lý, kinh doanh, cung ứng trong lĩnh vực Dược)

– Đảm bảo chất lượng thuốc (Đảm bảo chất lượng thuốc và các phương pháp đánh giá chất lượng dược phẩm)

– Dược liệu và Dược cổ truyền (Bảo tồn, khai thác, nuôi trồng, chế biến và sản xuất các thuốc có nguồn gốc dược liệu)

Khái niệm về ngành Dược
Khái niệm về ngành Dược

Cơ hội việc làm ngành Dược 

Sau khi được đào tạo ở trường đại học với đầy đủ các kỹ năng chuyên môn và lâm sàn, sinh viên ngành Dược sẽ có nhiều cơ hội khác nhau khi tốt nghiệp. Từ khảo sát của các chuyên gia; cơ hội việc làm ngành Dược thường phổ biến ở các công việc sau:

– Dược sĩ Lâm sàng: làm việc tại các bệnh viện với trách nhiệm cung ứng đảm bảo chất lượng và số lượng thuốc; tham vấn với Bác sĩ trong việc kê toa,…

– Dược sĩ Bào chế: nghiên cứu quy trình sản xuất thuốc tại các cơ sở sản xuất.

– Dược tá: kinh doanh, buôn bán tại các cơ sở quầy thuốc bán lẻ, bán buôn hay các công ty nhập khẩu.

– Công nhân Dược: đảm nhiệm các vị trí công tác dược trong các cơ quan quản lý, cơ sở điều trị, sản xuất kinh doanh; kiểm tra giám sát chất lượng dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng

– Giảng viên Y Dược: giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý các đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên ngành dược.

Cơ hội việc làm ngành Dược
Cơ hội việc làm ngành Dược

Từ bài viết trên; chắc hẳn rằng bạn đã có thể trả lời được phần nào câu hỏi: “Ngành Dược học bao nhiêu năm?”. Đây chính là bước khởi đầu quan trọng để bạn có thêm những tìm hiểu sâu hơn nữa về ngành học này trước ngưỡng cửa lựa chọn nghề nghiệp trong tương lai gần.