Kiến thức
Những câu hỏi hay về ngành Dược sĩ Đại học trong mùa tuyển sinh
Xuất phát từ nhu cầu chăm sóc sức khỏe ngày càng cao nên các ngành học về Y Dược luôn thu hút sự quan tâm của đông đảo các thí sinh vào mỗi mùa tuyển sinh. Tuy nhiên; trước khi đăng ký một trong các ngành thuộc khối Khoa học Sức khỏe; các bạn thường băn khoăn trước những câu hỏi như: ngành Dược sĩ học trường nào?; phương thức xét tuyển ra sao?; cơ hội việc làm như thế nào?;… Dưới đây là tổng hợp một số câu hỏi hay về ngành Dược sĩ Đại học trong mùa tuyển sinh 2020. Các bạn hãy cùng tham khảo nhé!
Các trường đại học nào tuyển sinh ngành Dược sĩ Đại học?
Một số trường đại học trên cả nước có tuyển sinh ngành Dược sĩ Đại học, bao gồm:
- Đại học Dược Hà Nội
- Học viện Y dược học cổ truyền Việt Nam
- Khoa Y Dược – Đại học Quốc Gia Hà Nội
- Đại Học Y Dược Tp. Hồ Chí Minh
- Đại Học Y Dược – Đại Học Huế
- Đại học Kỹ thuật Y Dược Đà Nẵng
- Khoa Y Dược – Đại học Đà Nẵng
- Đại học Duy Tân
- …
Ngành Dược sĩ Đại học ở Đại học Duy Tân xét tuyển theo phương thức nào?
Đại học Duy Tân có 3 phương thức xét tuyển dành cho các thí sinh đăng ký ngành Dược sĩ Đại học. Trong đó:
- Phương thức 1: xét tuyển thẳng
- Phương thức 2: xét kết quả kỳ thi Trung học phổ thông vào ngành Dược sĩ Đại học
- Phương thức 3: xét kết quả học bạ Trung học phổ thông bằng 1 trong 2 hình thức sau:
- Dựa vào kết quả học tập năm lớp 12, cột trung bình cả năm của môn xét tuyển
- Dựa vào kết quả điểm Trung bình môn năm lớp 11 & điểm học kỳ 1 lớp 12
Điểm Xét tuyển: Ngành Dược = tổng điểm 3 môn >= 24 điểm (Thí sinh tốt nghiệp THPT có học lực lớp 12 xếp loại Giỏi trở lên hoặc điểm xét tốt nghiệp THPT từ 8.0 điểm trở lên)
Chương trình đào tạo ngành Dược sĩ Đại học sẽ lĩnh hội được kiến thức và kỹ năng gì?
Mỗi trường đại học sẽ có một chương trình đào tạo về ngành Dược sĩ Đại học khác nhau. Đối với Đại học Duy Tân; sinh viên ngành học này sẽ được lĩnh hội kiến thức ở các lĩnh vực như:
- Dược lâm sàng (Tư vấn và hướng dẫn sử dụng thuốc)
- Quản lý và kinh tế dược (Quản lý, kinh doanh, cung ứng trong lĩnh vực Dược)
- Sản xuất và phát triển thuốc (các phương pháp sản xuất nguyên liệu làm thuốc; xây dựng công thức, bào chế, sản xuất các dạng thuốc thông thường)
- Đảm bảo chất lượng thuốc (Đảm bảo chất lượng thuốc và các phương pháp đánh giá chất lượng dược phẩm)
- Dược liệu và Dược cổ truyền (Bảo tồn, khai thác, nuôi trồng, chế biến và sản xuất các thuốc có nguồn gốc dược liệu)
Không chỉ đầu tư về kiến thức chuyên môn; kỹ năng cũng là yếu tố quan trọng góp phần nâng cao tay nghề. Trong quá trình đào tạo; sinh viên sẽ được trau dồi một số kỹ năng nghề nghiệp như:
- Sản xuất và phát triển thuốc
- Dược lâm sàng
- Quản lý và kinh tế dược
- Đảm bảo chất lượng thuốc
- Dược liệu và dược cổ truyền
Đặc biệt; sinh viên theo học chuyên ngành Dược sĩ Đại học tại trường sẽ có cơ hội tiếp cận với các chương trình đào tạo tiên tiến theo tiêu chuẩn hàng đầu thế giới; thông qua các ký kết của Duy Tân với các đối tác trường Y danh tiếng ở Mỹ gồm Đại học Illinios và Đại học Pittsburgh.
Cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp ngành Dược?
Với những kiến thức và kỹ năng được lĩnh hội từ nhà trường; các tân Dược sĩ có thể đảm nhận nhiều vị trí công việc khác nhau. Cụ thể như:
- Dược sĩ Bào chế: nghiên cứu qui trình sản xuất thuốc tại các cơ sở sản xuất.
- Giảng viên: giảng dạy ở các cơ sở giáo dục có đào tạo ngành Dược sĩ
- Dược sĩ Lâm sàng: làm việc tại các bệnh viện với nhiệm vụ cung ứng, đảm bảo chất lượng và số lượng thuốc, tham vấn với Bác sĩ trong việc kê toa,…
- Dược tá: mở các quầy thuốc bán lẻ, bán buôn hay các công ty nhập khẩu dược phẩm.
- Chuyên viên Dược: đảm nhiệm việc quản lý, giám sát chất lượng dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng tại các công ty sản xuất, phân phối dược phẩm.
Mong rằng bài viết này có thể giải đáp được phần nào những thắc mắc của bạn về ngành Dược; từ đó bạn sẽ có được những quyết định đúng đắn nhất cho chuyên ngành mình sẽ theo học cũng như địa chỉ đào tạo uy tín.
Pingback: Ngành Dược sĩ Đại học học trong bao nhiêu năm? | Ngành dược
Pingback: Những điều chưa biết về ngành Dược| Ngành dược
Pingback: Vì sao nên theo học ngành Dược? | Ngành dược