Cách phòng tránh mối nguy hại từ tia UV

Là một nước thuộc khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa; Việt Nam nhận được lượng ánh sáng mặt trời nhiều, có cường độ mạnh. Cường độ ánh sáng mặt trời càng cao thì cường độ tia cực tím (tia UV) cao tương ứng.

Cường độ ánh sáng mặt trời càng cao thì cường độ tia cực tím (tia UV) cao tương ứng

Tia cực tím có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống như: tổng hợp vitamin D; chống còi xương, phòng ngừa ung thư ruột kết; chữa một số bệnh ngoài da… Tuy nhiên; bức xạ cực tím UV và các bức xạ khác có trong ánh sáng mặt trời cũng rất nguy hại khi con người ở ngoài trời lâu; đặc biệt là thời điểm chỉ số UV tăng cao (thường từ 10 – 15 giờ hàng ngày); có thể gây nên một số bệnh về da như sạm da, lão hóa da, bỏng nắng, ung thư da hoặc các bệnh về mắt như đục thủy tinh thể…

Theo các chuyên gia; tia UV nằm trong ánh sáng mặt trời, bất cứ lúc nào có ánh sáng mặt trời là đều có tia UV; chúng chỉ khác nhau về bước sóng. Tia UVA (có bước sóng 315nm – 380nm); có thể xuyên qua mây mù, không khí, gây lão hóa da.

Tia cực tím có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong cuộc sống

Tia UVB (có bước sóng 280nm – 315nm), gây say nắng, tổn thương làm đen da; tia UVC (có bước sóng 100nm – 2 80nm), gây ung thư da nhưng đã có tầng ozone chặn lại.

Không chỉ vậy; nắng nóng đã làm chỉ số tia cực tím (UV index) tăng lên mức cao. Có thời điểm nhiều khu vực ở Việt Nam đạt chỉ số tia cực tím (UV) ở ngưỡng 12/12. Khi đó,  chỉ số UV ở mức 10; duy trì chỉ trong vài giờ đồng hồ (từ 11 – 13 giờ). Tuy nhiên; chỉ số UV 12/12 duy trì trong thời gian dài – khoảng thời gian từ 9 giờ đến 15 giờ hàng ngày.

Để tránh tác hại của tia UV; các chuyên gia khuyên cần hạn chế ra ngoài trời khi nắng gắt, cố gắng tranh thủ tránh nắng trong bóng râm, cây có bóng mát. Khi ra ngoài trời nắng; cần đội nón rộng vành, có chiều rộng vành trên 2,5cm, phủ được 2/3 khuôn mặt; sử dụng ô; hoặc đeo mắt kính màu sẫm; đeo khẩu trang, mặc áo khoác và thoa kem chống nắng…