Kiến thức kỹ năng
Những câu hỏi hay dành cho sinh viên ngành Dược
Tính đến thời điểm hiện tại thì ngành Dược đang là một trong những ngành nhận được nhiều sự quan tâm của các bạn thí sinh cũng như định hướng nghề nghiệp trong tương lai của các bậc phụ huynh dành cho con em mình. Phổ biến là vậy, thế nhưng không phải ai cũng có sự tìm hiểu kỹ về ngành học đầy tiềm năng này. Bài viết dưới đây sẽ là những câu hỏi hay dành cho sinh viên ngành Dược, mong rằng có thể cung cấp cho bạn được những thông tin hữu ích nhất.
Ngành Dược là gì?
Ngành Dược là một trong những ngành học đòi hỏi thí sinh phải là những người có trình độ học vấn cao, là lĩnh vực liên quan mật thiết với khoa học ứng dụng, dựa vào hai lĩnh vực chủ đạo để nghiên cứu.
Đó là quá trình nghiên cứu mối quan hệ giữa cơ thể con người với thuốc; cùng với cách vận dụng thuốc trong điều trị cho người bệnh; theo đó, sinh viên ngành Dược sẽ được nghiên cứu bằng cách sử dụng những chất lấy từ tự nhiên hoặc tổng hợp, kết hợp chúng lại để có thể tạo ra các hợp chất có thể phòng ngừa chống lại mọi bệnh tật để bảo vệ sức khỏe con người.
Hiểu một cách đơn giản, ngành Dược là ngành học được phát triển của nhiều ngành khoa học khác nhau, gồm cả sinh học lẫn hóa học và có liên quan đến việc nghiên cứu, bào chế, sản xuất, kiểm nghiệm và phân phối các loại thuốc hoặc thực phẩm chức năng để có thể giúp cơ thể con người chống lại được những tác nhân xấu gây bệnh và nâng cao được sức khỏe cho con người.
Sinh viên ngành Dược học gì?
Dù học ở bất cứ ngành học nào thì sinh viên đều sẽ được đào tạo từ kiến thức cơ bản đến chuyên sâu về chuyên ngành đó và sinh viên ngành Dược cũng vậy. Cụ thể:
Các môn đại cương:
- Tư tưởng đạo đức Hồ Chí Minh
- Chủ nghĩa Mác – Lênin
- Đường lối cách mạng VN
- Toán xác suất – thống kê
- Kỹ năng giao tiếp
- Một số môn chính trị, kinh tế, kinh tế doanh nghiệp
- Sinh học đại cương, hóa hữu cơ
- …
Các môn cơ sở ngành:
- Môn giải phẫu
- Môn ký sinh trùng, vi sinh
- Sinh lý, sinh lý miễn dịch
- Mô hóa sinh, sinh học di truyền
- Bệnh học.
Các bộ môn chuyên ngành:
- Bào chế và sinh dược học
- Nghiên cứu và phát triển thuốc mới
- Tiếp cận với ứng dụng công nghệ nano trong bào chế thuốc, sinh học phân tử, tin sinh học, dược động học
- Hóa phân tích, pháp chế dược, thực vật, dược lâm sàng, kiểm nghiệm
- Marketing và thị trường dược phẩm
- Dược cổ truyền, hóa dược, dược liệu, dược xã hội học
- Bảo quản thuốc
- Thông tin và cảnh giác dược, quản lý kinh tế dược
- Đảm bảo chất lượng thuốc, mỹ phẩm
Trên đây, chính là những môn chuyên ngành tiêu biểu nếu bạn theo học ngành Dược sẽ được tiếp cận, ngoài ra vẫn còn rất nhiều môn học khác nữa.
Tổ hợp môn xét tuyển ngành Dược là gì?
Theo công văn chung của Bộ GD&ĐT cùng với sự thay đổi tùy vào trường xét tuyển sẽ có những tổ hợp môn xét tuyển ngành Dược thông thường sau đây: A00 (Toán, Lý, Hóa); D01(Toán, Văn, Anh); B00(Toán, Hóa, Sinh); C02 (Toán, Văn, Hóa).
Cơ hội việc làm ngành Dược
- Dược sĩ Lâm sàng: làm việc tại các bệnh viện với trách nhiệm cung ứng đảm bảo chất lượng và số lượng thuốc, tham vấn với Bác sĩ trong việc kê toa,…
- Dược sĩ Bào chế: nghiên cứu quy trình sản xuất thuốc tại các cơ sở sản xuất.
- Dược tá: kinh doanh, buôn bán tại các cơ sở quầy thuốc bán lẻ, bán buôn hay các công ty nhập khẩu.
- Công nhân Dược: đảm nhiệm các vị trí công tác dược trong các cơ quan quản lý, cơ sở điều trị, sản xuất kinh doanh, kiểm tra giám sát chất lượng dược phẩm, mỹ phẩm và thực phẩm chức năng.
- Giảng viên Y Dược: giảng dạy, nghiên cứu khoa học và quản lý các đơn vị đào tạo và nghiên cứu khoa học chuyên ngành dược.
Đối với các bạn sinh viên đã và đang theo học ngành Dược có lẽ đã ít nhất một lần tự đặt cho mình những câu hỏi như ở trên. Với lời giải thích cho “những câu hỏi hay dành cho sinh viên ngành Dược” mong rằng có thể bổ sung cho các bạn đang có ý định theo học ngành Dược có thêm sự hiểu biết về ngành học tuyệt vời này.
Pingback: Sinh viên ngành Y Dược học những môn gì? | Ngành dược