Sống khỏe
Tác dụng “thần kì” của lá trầu không
Theo Bệnh viện y học cổ truyền Đà Nẵng; trầu không còn được biết đến với nhiều tên gọi như: trầu cay, trầu lương, phù lưu đằng, lâu diệp…; là loài dây leo bám, cành hình trụ nhẵn, có khía dọc, bén rễ ở những mấu. Lá trầu mọc so le, hình tim tròn, gốc đôi khi hơi lệch, đầu nhọn; dài từ 10 đến 13cm, rộng từ 4.5 đến 9cm, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, gân nổi rất rõ ở mặt dưới; cuống lá có bẹ kéo dài.
Bộ phận dùng làm thuốc của cây trầu thường là lá. Lá trầu được thu hái quanh năm và được dùng tươi. Ngoài ra; rễ cây cũng được sử dụng làm dược liệu trong một số bài thuốc.
Trầu không được dùng chữa hàn thấp nhức mỏi; đau bụng đầy hơi; vết thương nhiễm trùng có mủ sưng đau; hen suyễn khi thời tiết thay đổi; đờm nhiều khó thở; cảm mạo, bỏng, mụn nhọt, hắc lào, mày đay, ghẻ ngứa; sâu kiến đốt, viêm quanh răng, viêm tai và viêm họng. Phương thức là sắc uống với liều dùng từ 8 đến 16g một ngày. Khi dùng ngoài; có thể lấy lá trầu không tươi giã nát hoặc ngâm lá với nước để rửa.
Lá trầu không kết hợp với gừng sống ép lấy nước uống là bài thuốc trị ho, khó thở và đầy bụng. Nước ép lá trầu không nhỏ vào tai là bài thuốc chữa đau tai. Súc miệng hàng ngày với nước có dịch ép lá trầu không phòng được bệnh viêm họng và có tác dụng hỗ trợ các thuốc điều trị bệnh bạch hầu.
Lá trầu không và lá ráy giã nhỏ, hơ nóng để đắp chữa sưng tấy. Bài thuốc trầu không (từ 3 đến 5 lá), hạt cau (1 hạt); phơi khô, tán bột rắc làm thuốc cầm máu. Lá trầu không (từ 2 đến 4g); nhai rồi nuốt nước chữa đau bụng lạnh dạ, tiêu chảy, nôn mửa, không tiêu. Lá vò đắp chữa hắc lào, mày đay, ghẻ ngứa, sâu kiến đốt; nếu giã nát hòa với rượu bôi lại chữa bỏng. Chú ý; phụ nữ có thai được khuyên không nên dùng bài thuốc này.
Bên cạnh đó còn một số bài thuốc dân gian với lá trầu không:
- Trị cảm mạo
- Trị viêm chân răng có mủ
- Trị sai khớp, bong gân
- Trị vết thương, bỏng
- Thuốc xoa bóp (đánh gió) chống say nắng