Tin tức ngành dược
Sự phát triển của ngành Dược sau đại dịch
Sau thời gian dài bị ảnh hưởng bởi đại dịch; mọi mặc của đời sống đều chịu ảnh hưởng ít nhiều. Trong đó; ngành Dược cũng không phải là ngoại lệ. Hiện nay; một chặng đường mới và nhiều triển vọng đang mở ra cho ngành công nghiệp dược Việt Nam sau đại dịch. Vậy sự phát triển của ngành Dược sau đại dịch như thế nào?
Trong giai đoạn 2020-2021, do chịu sự tác động của đại dịch COVID-19, ngành Dược Việt Nam từng gặp không ít khó khăn do đứt gãy chuỗi cung ứng, giá nguyên liệu đầu vào và vận chuyển tăng cao. Cùng với đó, các đợt giãn cách chống dịch cũng khiến thị trường phần nào trì trệ.
Tuy nhiên, thị trường dần khởi sắc khi bước sang năm 2022, lúc dịch bệnh dần qua đi. Theo nghiên cứu của Công ty Cổ phần Chứng khoán KIS, thu thập từ 29 công ty niêm yết trong ngành, vào quý đầu năm, dù doanh thu ngành có giảm nhưng lợi nhuận ròng vẫn tăng trưởng tích cực 25,4% so với cùng kỳ 2021.
Thêm vào đó; để giải quyết những vấn đề nảy sinh trong thực tế chống dịch, ngày 30/12/2021, Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành Nghị quyết số 12/2021/UBTVQH15 về việc cho phép thực hiện một số cơ chế, chính sách trong lĩnh vực y tế để phục vụ công tác phòng, chống dịch Covid-19. Nghị quyết tập trung vào 4 nhóm vấn đề mấu chốt của ngành y tế: Khám bệnh, chữa bệnh; Thanh toán chi phí và chế độ chống dịch; Dược; Trang thiết bị y tế.
Không chỉ phục hồi trong năm nay, ngành Dược được dự báo sẽ duy trì đà phát triển trong liên tiếp các năm tới. Theo dự báo của Fitch Solutions, doanh thu ngành dược Việt Nam năm nay đạt 155,8 nghìn tỷ đồng, tăng 9.03% so với năm 2021. Đến 2026, doanh thu có thể đạt hơn 216 nghìn tỷ đồng, với mức tăng hàng năm duy trì đều đặn trên 8.
“Được thúc đẩy bởi một lượng lớn dân số và nỗ lực triển khai chăm sóc sức khỏe toàn dân, thị trường chăm sóc sức khỏe của Việt Nam sẽ phát triển mạnh mẽ tăng trưởng trong những năm tới”, Fitch Solutions nhận định. Đơn vị này dự báo chi tiêu cho chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam năm nay có thể đạt 22,4 tỷ USD. Đến 2031, con số này có thể đạt 37,7 tỷ USD, với tăng trưởng hàng năm khoảng 7,8%.
Ngoài ra; sự tăng tốc các thủ tục cấp phép cũng trở thành điểm sáng mới trong giai đoạn ngày của ngành Dược. Nếu như trước đây; để sản xuất ra một loại vắc xin cần phải đến 10 năm từ quá trình nghiên cứu đến bán ra thị trường. Thế nhưng; với 10 tháng vắc xin Covid-19 đã lập kỷ lục chưa từng có nhờ vào việc tăng tóc quy trình cấp phép. Quá trình nộp hồ sơ đến các cơ quan y tế được tiến hành cùng lúc với quá trình thử nghiệm lâm sàng thay vì làm từng bước như trước đây.
Như vậy; có thể thấy ngành Dược ở Việt Nam nói riêng và trên cả thế giới nói chung đã có nhiều sự thay đổi thậm chí là bức phá sau thời kì dịch bệnh kéo dài. Đến nay; đại dịch chưa hoàn toàn được khống chế nhưng bằng những thay đổi kịp thời cũng như những tiến bộ ngành Dược, chúng ta hoàn toàn đủ tự tin có thể kiểm soát dịch bệnh một cách tốt nhất. Từ đó; cơ hội việc làm ngành Dược cũng tăng cao hơn.