Cơ hội nghề nghiệp
Nhu cầu tuyển dụng ngành Dược
Hằng năm, khi đến thời điểm các bạn thí sinh chuẩn bị thi tốt nghiệp THPT và đại học thì lượt tìm kiếm trên google về các ngành học cũng như thông tin liên quan tăng vọt. Trong đó; các ngành về khoa học sức khỏe luôn nổi bật hơn cả; phải kể đến là ngành Dược. Khi nhắc đến ngành này; hầu như mọi người đều cho rằng tỉ lệ việc làm sẽ chọi rất nhiều, do cơ hội không đa dạng. Từ bài viết này; chúng ta sẽ đi tìm câu trả lời cho thắc mắc trên hay cụ thể hơn là tìm hiểu về nhu cầu tuyển dụng ngành Dược.
Khái quát về ngành Dược
Ngành Dược học là một ngành khoa học liên quan đến lĩnh vực y học, chẳng hạn như mối quan hệ giữa thuốc với cơ thể và sử dụng thuốc để điều trị bệnh. Ngành này bao gồm nhiều nhánh phụ như nghiên cứu, sản xuất, phân phối, quản lý, và hướng dẫn dùng thuốc để đảm bảo an toàn cho người dùng. Dược học được xây dựng dựa trên nhiều lĩnh vực khác nhau, nhưng quan trọng nhất là Hóa học và Sinh học.
Hiện nay; khi tìm hiểu về chuyên ngành đào tạo ngành Dược; chúng ta sẽ thấy có rất nhiều nhánh nhỏ, như: sản xuất & phát triển thuốc; Dược lâm sàn; Quản lý & cung ứng thuốc… Theo đó; dễ dàng nhận thấy ngày nay cơ hội việc làm dành cho ngành Dược vô cùng rộng mở.
Triển vọng nghề nghiệp
Từ đánh giá của Bộ Y tế; Việt Nam chính thức bước vào giai đoạn già hóa dân số từ năm 2011. Tỷ lệ người cao tuổi dự kiến đạt 18% vào năm 2030 và 26% vào năm 2050. Theo số liệu của Bộ Y tế đến năm 2021; số lượng dược sĩ tốt nghiệp các trường đào tạo đã tăng gấp đôi so với trước đây nhưng vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu nhân tài của ngành.
Số liệu từ Cục Quản lý Dược Việt Nam cho thấy; tỷ lệ dược sĩ ở nước ta đạt khoảng 1,19/10.000 dân. Đây là một thiếu sót nghiêm trọng tại các bệnh viện tuyến địa phương, khiến người dân tự ý dùng thuốc, dùng thuốc theo thói quen, dùng thuốc sai mục đích. Để khắc phục tình trạng này; chính phủ đã đặt mục tiêu 2,5 dược sĩ trên 10.000 dân trong 10 năm tới. Đồng thời; trên 50% bệnh viện phải có khoa dược lâm sàng chuyên trách để đảm bảo tốt sức khỏe cộng đồng.
Từ đánh giá sơ bộ; có thể thấy nhân lực ngành Dược ở Việt Nam đang thiếu hụt trầm trọng nhất là những dược sĩ có chuyên môn tốt và kinh nghiệm thực tế nhiều. Do đó; cần 25.000 cán bộ dược có trình độ đại học trở lên để đáp ứng nhu cầu thị trường, trong đó nhu cầu dược sĩ đại học chiếm 85,63%. Nhu cầu nhân lực có trình độ cao hơn như Tiến sĩ, Thạc sĩ, Dược sĩ chuyên khoa I, Dược sĩ II… chiếm 14,3%.
Nhu cầu tuyển dụng ngành dược rất đa dạng:
Tính đến nay; công việc ngành Dược đã có rất nhiều nhánh nhỏ, phục vụ nhiều mặt của ngành khoa học sức khỏe. Vai trò của nó cũng được đánh giá là quan trọng ngang các ngành như Y Đa khoa hay Răng – Hàm – Mặt. Cũng chính vì vậy; nhu cầu tuyển dụng cho ngành Dược sĩ cũng tăng cao. Dưới đây là những công việc mà một dược sĩ có thể thử sức:
Nhà bào chế thuốc
Nếu bạn là người đam mê hóa học, thích tìm tòi, nghiên cứu và có phản ứng nhạy với các loại thuốc, bạn có thể trở thành nhà bào chế thuốc. Công việc của bạn là tham gia vào các quá trình bào chế, thí nghiệm thuốc, sản xuất thuốc, làm việc trong các phòng thí nghiệm…
Kinh doanh các tiệm thuốc, nhà thuốc
Sinh viên ngành Dược sau khi ra trường có thể làm việc tại các cơ sở bán lẻ (Nhà thuốc), bán buôn (công ty phân phối) hay công ty nhập khẩu, các cơ sở y tế bệnh viện. Các bạn có thể tự mở nhà thuốc hoặc công ty sau khi có Chứng chỉ hành nghề Y Dược.
Nghiên cứu viên
Đây là một công việc vô cùng phù hợp cho những bạn học ngành Dược đam mê nghiên cứu khoa học. Nhiệm vụ của một nghiên cứu viên nhìn chung là nghiên cứu các ảnh hưởng, tác động của thuốc, chế tạo ra các sản phẩm mới và nâng cao chất lượng của thuốc. Bạn có thể làm việc tại Viện Dược liệu, Viện Kiểm nghiệm thuốc,Viện Dịch tễ, Viện Y học Cổ truyền, hoặc phòng ban nghiên cứu & phát triển sản phẩm công ty Dược phẩm,…
Giảng viên, trợ giảng
Sinh viên tốt nghiệp từ loại giỏi đến xuất sắc có thể cân nhắc học lên Thạc sĩ để nâng cao trình độ chuyên môn. Khi đó, bạn có thể thử sức với vai trò trợ giảng hoặc giảng viên các bộ môn liên quan.
Quản lý, giám sát
Đây là một vị trí hấp dẫn đối với sinh viên ngành Dược. Nếu bạn là người có chuyên môn cao, cùng khả năng lãnh đạo và tích lũy được nhiều kinh nghiệm, bạn có thể phấn đấu lên vị trí này. Bạn có thể làm quản lý tại trạm xá, tiệm thuốc, các cơ sở nghiên cứu hay quản lý các hoạt động Dược học của nhà nước, của quốc gia…
Tiếp thị dược phẩm
Chịu trách nhiệm các công việc hỗ trợ trình dược viên như thực hiện các chiến dịch truyền thông, quảng cáo (truyền hình, báo mạng, báo giấy, đài phát thanh, mạng xã hội…), tổ chức sự kiện, tổ chức nghiên cứu, giám sát và nghiên cứu thị trường… giúp “thu hút và giữ chân” khách hàng đến với sản phẩm hoặc công ty của bạn. Nếu bạn là sinh viên dược có kiến thức và kỹ năng marketing tốt thì đó là một lợi thế lớn. Những người có tính cách vượt trội trong các nhóm xã hội, quản lý và nghệ thuật có thể thích những công việc này.
Trình Dược viên
Trình Dược viên thường thực hiện các công việc như giới thiệu thuốc mới cho các nhà phân phối và hướng dẫn các bệnh viện về công dụng và cách sử dụng thuốc. Có thể nói trình Dược viên chính là cầu nối trung gian trong việc đưa thuốc đến tay người tiêu dùng. Trình Dược viên thường yêu cầu có kỹ năng giao tiếp tốt và hiểu biết về thuốc, thái độ niềm nở với đối tác và khách hàng.
Thông qua một vài chia sẻ từ bài viết; mong rằng các bạn đã hiểu hơn về ngành Dược cũng như nhu cầu tuyển dụng ngành dược trong bối cảnh hiện tại. Nếu yêu thích và muốn theo học ngành này thì đường chần chờ gì nữa. Tìm hiểu sớm về ngành học chính là chìa khóa giúp bạn đến với thành công nhanh chóng nhất.