Ngành Dược: Tiềm năng dồi dào nếu được quan tâm đúng mức

Ngành Dược hiện nay đang được xem là ngành “hot” và thu hút nhiều thí sinh quan tâm tìm hiểu. Mặc dù thế; các thí sinh vẫn thận trọng trong lựa chọn vì phải xem xét về cơ hội nghề nghiệp cũng như xu hướng phát triển của ngành Dược trong thời gian tới. Tuy nhiên, các bạn không cần phải quá lo lắng; bởi theo các chuyên gia, tiềm năng phát triển ngành Dược được đánh giá rất cao nếu được quan tâm đúng mức.

Tiềm năng phát triển ngành Dược trong tương lai

Tiềm năng phát triển ngành Dược trong tương lai

Xu hướng tiêu thụ thuốc của người dân

Việt Nam đang trên đà phát triển kinh tế với việc ứng dụng mạnh mẽ công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Tuy vậy; sự phát triển của công nghiệp hóa, hiện đại hóa luôn đi kèm với vấn đề nhức nhối là môi trường ô nhiễm gây ra không ít bệnh tật đối với con người. Vì thế; lượng thuốc người dân tiêu thụ thuốc ngày càng nhiều. Bên cạnh đó; thu nhập người dân ngày càng tăng lên cùng với trình độ dân trí cải thiện giúp người dân hiểu ý thức hơn về việc chăm sóc sức khỏe và tiến đến thường xuyên bổ sung các loại thực phẩm thức năng cần thiết cho cơ thể.

Theo tổ chức IQVIA Institute thống kê thì tổng chi tiền thuốc của Việt Nam trong vòng 5 năm từ 2011-2016 đã tăng 12%; đạt 4,2 tỷ USD trong năm 2016 và được dự báo còn tăng vượt mức trung bình của thế giới trong khoảng thời gian từ 2018-2022. Chi phí cho dược phẩm tính trên bình quân đầu người của Việt Nam có sự tăng trưởng so với những năm về trước nhưng vẫn còn thấp so với mức trung bình của các nước có ngành Dược mới nổi. Mặc dù thế; chi phí này được dự đoán sẽ tăng theo nhân khẩu học cũng như nhu cầu chăm sóc sức khỏe.

Nhu cầu sử dụng thuốc của người dân tăng lên; nhưng xu hướng sử dụng thuốc nhập ngoại cũng tăng lên không kém. Do lượng dược phẩm trong nước vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng của người dân và người dân vẫn còn tư tưởng tin vào hàng ngoại nhập hơn hàng trong nước.

Một số hạn chế

         Ngành công nghiệp dược phẩm của nước ta còn chưa ổn định do vẫn còn phụ thuộc nguyên liệu nhập khẩu từ nước ngoài. Trong khi đó; Việt Nam có nguồn dược liệu vô cùng phong phú nhưng ngành công nghiệp hóa dược chưa phát triển nên vẫn phải phụ thuộc nguyên liệu nước ngoài; vì vậy phải chịu thiệt thòi khi giá nguyên liệu biến động hoặc thiếu hụt nguồn nguyên liệu.

         Chính sách đấu thầu thuốc vào các bệnh viện được hầu hết các doanh nghiệp Dược đánh giá là chưa phù hợp; chưa có sự phân loại rõ ràng về điểm trúng thầu của các loại thuốc với nhau.

         Nước ta vẫn còn thiếu hụt nguồn lực tài chính và nhân lực chất lượng cao. Việt Nam vẫn mới chỉ sản xuất các loại thuốc gốc, có giá trị thấp, khả năng cạnh tranh với thuốc ngoại nhập chưa cao.

Chiến lược phát triển ngành Dược của quốc gia

Chiến lược phát triển ngành Dược trong thời gian đến

Chiến lược phát triển ngành Dược trong thời gian đến

Để phát triển ngành Dược; các doanh nghiệp dược phẩm mong muốn và tin tưởng chính phủ sẽ có một chính sách Quản lý Dược rõ ràng, minh bạch hơn; tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp trong quá trình cạnh tranh, phát triển trong nước cũng như vươn xa ra tầm thế giới.

Đa số các doanh nghiệp Dược phẩm chưa chú trọng đến công tác truyền thông cho sản phẩm của mình. Do đó; để sản phẩm tiếp cận được với khách hàng, các doanh nghiệp cần tăng cường quảng bá, đưa thông tin sản phẩm trên các phương tiện truyền thông.

Các Doanh nghiệp dược phẩm có xu hướng thu hút nhà đầu tư nước ngoài để tăng tiềm lực về tài chính cũng như học hỏi công nghệ, kỹ thuật tiên tiến, giúp nâng cao hiệu quả sản xuất. Và thực tế đã cho thấy điều đó; sự phát triển của các công ty dược lớn uy tín như Dược Hậu Giang hay Domesco dưới sự đầu tư của các đối tác nước ngoài phần nào đem lại sự tin tưởng cho khách hàng.